Ngày 12/5, tại Geneva (Thụy Sĩ), Mỹ và Trung Quốc – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – đã ký kết một thỏa thuận tạm thời nhằm giảm đáng kể các mức mức thuế nhập khẩu đã áp lên hàng hóa của nhau trong những năm gần đây. Đây được xem là một động thái “giảm nhiệt” căng thẳng thương mại vốn đã kéo dài và gây nhiều hệ lụy cho kinh tế toàn cầu.

Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Scott Bessent tại họp báo ngày 12/5
Theo nội dung thỏa thuận:
- Mỹ sẽ hạ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%.
- Trung Quốc cũng cam kết giảm thuế đối với hàng hóa Mỹ từ 125% xuống còn 10%.
Thỏa thuận có hiệu lực trong 90 ngày, được xem như một “khoảng lặng” quan trọng để hai bên tiếp tục đàm phán sâu hơn, hướng đến một giải pháp dài hạn.

Thỏa thuận giảm thuế quan có hiệu lực trong 90 ngày
Tuy nhiên, mặc dù thỏa thuận này mang tính chất “câu giờ”, nhiều chuyên gia cho rằng nó chưa giải quyết được các vấn đề căn bản gây ra cuộc chiến thương mại. Những yếu tố như lạm phát, chuỗi cung ứng, và các vấn đề chính trị vẫn tiếp tục là rào cản lớn đối với việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại bền vững giữa hai nước.
Ông Mohamed El-Erian, Cố vấn kinh tế trưởng của Allianz, nhận định: “Thỏa thuận này chưa động đến các vấn đề cốt lõi như kiểm soát chuỗi cung ứng, chuyển giao công nghệ hay sở hữu trí tuệ.”
Trong khi đó, Chủ tịch hãng đầu tư Evercore – ông Roger Altman – cũng cho rằng: “Một số lĩnh vực chiến lược như thép, nhôm, ô tô và hóa chất vẫn chưa được đưa vào diện giảm thuế. Điều này cho thấy bất đồng về an ninh và lợi ích kinh tế vẫn còn sâu sắc.”
Ngay sau khi thỏa thuận được công bố, nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đã tăng tốc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc để tận dụng thời gian giảm thuế. Thỏa thuận đã gây ra những làn sóng tích cực trên thị trường tài chính, đặc biệt là các công ty lớn như Amazon, Meta và Nvidia đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong cổ phiếu, nhờ kỳ vọng chi phí nhập khẩu giảm. Các doanh nghiệp bán lẻ như Target, Best Buy và Nike cũng đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược nhập hàng để tận dụng thời gian tạm hoãn thuế quan.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ lại đối mặt với rủi ro cao hơn: Nếu sau 90 ngày mà thỏa thuận không được gia hạn hoặc nâng cấp, họ sẽ bị kẹt giữa chi phí vận chuyển cao và hàng tồn kho lớn, dẫn đến áp lực tài chính.

Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đã tăng tốc nhập khẩu hàng hóa để tận dụng thời gian giảm thuế
Trước bối cảnh không chắc chắn của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự biến động của thị trường, việc tạm hoãn áp thuế được đánh giá là một cơ hội quý báu cho doanh nghiệp để điều chỉnh chiến lược và chuẩn bị cho các kịch bản khả quan. Tuy nhiên, không ít người vẫn cảm thấy lo ngại về nguy cơ tái áp thuế cao hơn nếu đàm phán không thành công.
Trong khi thị trường tạm thời phản ứng tích cực, sự ổn định thực sự chỉ đến khi hai nền kinh tế xây dựng được một khuôn khổ thương mại công bằng và minh bạch. Thời gian tới sẽ là thử thách quan trọng cho năng lực đàm phán và cam kết thực sự từ cả hai phía, với hy vọng tạo ra một môi trường thương mại ổn định và bền vững hơn trong tương lai.
Việc giảm thuế quan là bước đi quan trọng, nhưng để giải quyết hoàn toàn những bất đồng còn lại, hai bên cần có thêm những nỗ lực và cam kết rõ ràng hơn.